Những kiến thức quan trọng về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam

  • Biển Quỳnh
  • 696

Những năm gần đây kinh tế Việt Nam đang chuyển mình mạnh mẽ, nhất là trong lĩnh vực đầu tư, việc chuyển đổi và hội nhập kinh tế cũng cần lựa chọn những nguồn vốn và nhà đầu tư ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển bền vững của toàn thế giới.

Do vậy việc thu hút nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam là đặc biệt quan trọng. Trên thực tế các nhà đầu tư mong muốn đến Việt Nam đầu tư nhưng còn e ngại về hệ thống hành lang pháp lý của Việt Nam, có những giải pháp giúp nhà đầu tư giải quyết được những vướng mắc trên, => Giải pháp nhanh nhất là: #Nhà đầu tư có thể tham khảo chi tiết hơn tại bài viết -> Tư vấn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam

đầu tư nước ngoài vào Việt Nam
Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam

* Mặt khác Để có thể hiểu rõ hơn về chính sách pháp luật, thông qua bài viết dưới đây, Biển Quỳnh cùng các luật sư làm việc tại công ty Luật Minh Anh xin chia sẽ những kiến thức quan trọng về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam để giúp nhà đầu tư thực hiện đầu tư một cách hiệu quả và nhanh chóng, đảm bảo được hưởng quyền lợi tốt nhất của pháp luật Việt Nam.

Các hình thức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Nhằm giúp các doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về hình thức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Theo Luật đầu tư 2014, có bốn hình thức đầu tư cơ bản như sau:

- Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế;

- Đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP;

- Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế;

- Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC;

Nhà đầu tư hãy cùng các luật sư tim hiểu về 4 hình thức đầu tư nước ngoài vào Việt Nam

Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế;

Đối với hình thức này nhà đầu tư được thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật Việt nam. Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư &  phải đáp ứng các điều kiện luật định sau.

+ Đáp ứng được tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ

+ Đáp ứng được hình thức đầu tư và phạm vi hoạt động

Đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP;

Đối với hình thức hợp đồng PPP thì Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án ký kết hợp đồng PPP với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện dự án đầu tư xây dựng mới hoặc nâng cấp, cải tạo, mở rộng, quản lý , vận hành công trình, dự án kết cấu hạ tầng hoặc cung cấp các dịch vụ công.

Bao gồm có 7 loại hợp đồng theo hình thức đối tác công tư sau:

+ Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh (BTO);

+ Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (BOT);

+ Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao (BT);

+ Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Thuê dịch vụ (BTL);

+ Hợp đồng Xây dựng - Sở hữu - Kinh doanh ( BOO);

+ Hợp đồng Kinh doanh -Quản lý (O&M);

+ Hợp đồng Xây dựng - Thuê dịch vụ - Chuyển giao (BTL);

Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế tại Việt Nam;

Được hiểu là hình thức đầu tư ( ĐT) góp vốn, mua cố phần (CP), phần vốn góp vào tổ chức kinh tế để thực hiện việc góp vốn, mua CP, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế nhưng phải đáp ứng các điều kiện về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ và như hình thức ĐT, phạm vi hoạt động.

Theo đó, Nhà đầu tư nước ngoài được góp vốn vào tổ chức kinh tế theo các hình thức dưới đây:

+ Góp vốn vào công ty TNHH và công ty hợp danh;

+ Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty CP;

+ Góp vốn vào tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp quy định ( Kết nối luật sư để hiểu hơn về hình thức này);

Theo đó, Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần (CP), phần vốn góp của tổ chức kinh tế theo các hình thức dưới đây:

+ Mua phần vốn góp của các thành viên công ty TNHH để trở thành thành viên của công ty TNHH;

+ Mua CP của công ty cổ phần từ công ty hoặc cổ đông;

+ Mua phần vốn góp của các thành viên tổ chức kinh tế khác.

+ Mua phần vốn góp 1 hoặc nhiều thành viên góp vốn trong công ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh;

Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC

Đầu tư theo hình thức hợp đồng(HĐ) BCC là hình thức HĐ được ký kết giữa các nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài or giữa các nhà đầu tư trong nước thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự or giữa các nhà đầu tư nước ngoài theo thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư theo quy định tại Điều 37 của Luật này nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế.

Đảm bảo các bên đều tham gia hợp đồng BCC thành lập ban điều phối để thực hiện hợp đồng BCC. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ban điều phối do các bên thỏa thuận.

Các hoạt động quan trọng nhà đầu tư cần tìm hiểu

- Lập dự án đầu tư.

Lập dự án đầu tư là việc xây dựng hồ sơ để chứng minh cho Chủ đầu tư thấy được sự cần thiết, mục tiêu, nguồn vốn, hiệu quả đầu tư của dự án. Đồng thời để các cơ quan quản lý nhà nước xem xét sự phù hợp của dự án đối với quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của địa phương nói riêng và cả nước nói chung.

- Thành lập công ty vốn nước ngoài.

Thành lập công ty vốn nước ngoài là hình thức đầu tư phổ biến nhất khi các nhà đầu tư nước ngoài quyết định đầu tư vào Việt Nam vì nó đảm bảo được các yếu tố như: Nhanh, linh hoạt, thủ tục đơn giản và tiết kiệm chi phí.

#Nhà đầu tư có thể tham khảo chi tiết hơn tại bài viết -> Thành lập công ty ngoài tại Việt Nam

- Điều chỉnh, Thay đổi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Trong quá trình hoạt động, các Doanh nghiệp, Công ty có vốn đầu tư nước ngoài không thể tránh khỏi những thay đổi, điều chỉnh trong nội bộ cũng như hoạt động của doanh nghiệp, việc thay đổi,  điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư vừa để phù hợp với yêu cầu của phía cơ quan nhà nước, vừa đáp ứng được nhu cầu cấp thiết của doanh nghiệp.

- Chi nhánh, VPĐD thương nhân NN

Khi nhà đầu tư nước ngoài muốn hiện diện và hoạt động tại Việt Nam ngoài các hình thức đầu tư trực tiếp và gián tiếp thì nhà đầu tư có thể lựa chọn hình thức lập chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam để thực hiện các công việc cần thiết tại Việt Nam.

- Xin phê duyệt chủ trương đầu tư của UBND cấp tỉnh, Chính Phủ, Quốc Hội;

Trường hợp này được xem là phương án đầu tư phức tạp nhất trong các thủ tục đầu tư, thông thường việc xin phê duyệt chủ trương đầu tư của UBND cấp tỉnh, Chính Phủ, Quốc Hội chỉ áp dụng cho một số đối tượng nhất định như: Xin thuê đất của nhà nước hoặc các dự án lớn, nằm ở các vùng kinh tế đặc biệt.

- Nghiên cứu tiền khả thi của dự án đầu tư

Thông thường trước khi quyết định đầu tư, nhà đầu tư thường mong muốn tìm hiểu trước các thông tin về dự án, về địa bàn đầu tư cũng như các chính sách thu hút đầu tư tại địa phương. Các khâu tìm hiểu này gọi chung là nghiên cứu tiền khả thi của dự án.

Một số công việc trong việc nghiên cứu tiền khả thi của dự án có thể kể đến gồm:

+ Tìm hiểu quy hoặc quyền sử dụng đất tại địa phương;

+ Tìm hiểu về giao thông, vị trí địa lý;

+ Tìm hiểu về giá thuê nhân công;

+ Tìm hiểu về giá thuê đất/nhà xưởng;

+ Tìm hiểu các yếu tố khác liên quan đến hoạt động đầu tư./.

+ Các hoạt động tư vấn đầu tư khác…

* Biển Quỳnh đã kết nối và nhận được những cam kết có giá trị bền vững, Bởi vậy, Nhà đầu tư là cá nhân hay tổ chức từ nước ngoài đến Việt Nam, Nếu muốn được giải đáp thắc mắc hoặc tư vấn chi tiết về pháp luật đầu tư, Nhà đầu tư có thể liên hệ trực tiếp cho tổng đài luật sư theo số điện thoại: 024 6328 3468 hoặc địa chỉ email: info@luatminhanh.vn.


Đóng góp ý kiến

Quý độc giả vui lòng điền đầy đủ thông tin để nhận được phản hồi của ICC New!